Từ chối Huawei, Anh vẫn sợ mếch lòng Trung Quốc? vấn đề chính trị

Mới đây truyền thông Anh đưa tin, Nội các Anh đã thông báo cho Huawei rằng công nghệ 5G của họ đã bị cấm ở nước này vì lý do địa chính trị, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực buộc chính phủ Anh phải hủy hợp tác.

Tu choi Huawei, Anh van so mech long Trung Quoc?
London thanh minh chuyện cấm dùng thiết bị Huawei bởi lý do đặc biệt.

Tin tức này cho thấy, lệnh cấm có thể được đảo ngược nếu lập trường của Washington về vấn đề này được nới lỏng.

Tin tức từ truyền thông Anh đưa ra sau khi London thông báo sự thay đổi về chính sách hồi đầu tuần này, thông báo rằng Vương quốc Anh sẽ không cho phép mua thiết bị Huawei và ra lệnh xóa tất cả các thiết bị 5G vào năm 2027, với lý do “tính bảo mật dài hạn” của viễn thông.

Đây có lẽ cũng là lần đầu tiên phía Anh phát đi lý do chính thức về việc họ đột ngột quay ngược chính sách với Huawei xung quanh chương trình hạ tầng 5G quốc gia. Đáng chú ý, London không nhận định các mối đe dọa kỹ thuật của Huawei là nguyên nhân chính dẫn tới chính sách mới mà các sức ép chính trị của Mỹ là vấn đề cơ bản nhất.

Lâu nay, dù có bị Washington gây sức ép công khai hay gửi tín hiệu rõ ràng, London vẫn thể hiện họ không sẵn sàng chọn thiết bị của Huawei với nghi ngờ về bảo mật. Đây dường như chỉ là vấn đề thuần túy kỹ thuật chứ không phải do sức ép chính trị nào.

Dẫu Huawei đã liên tục chứng minh các sản phẩm của họ là an toàn, phía Anh vẫn kiên quyết nghi ngờ tập đoàn viễn thông của Trung Quốc. Thậm chí, khi London đang chuẩn bị quay ngược chính sách với Huawei, chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh cũng đã gửi đi cảnh báo rằng, London sẽ phải trả giá đắt vì nghe Mỹ tẩy chay Huawei.

Chính bởi vậy, động thái mới nhất được phát đi từ London giống như một sự thanh minh về quyết định chính trị xung quanh quan hệ với Trung Quốc và Huawei.

Đây cũng là khó khăn mới nhất của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sau khi đón nhận những tin không vui về sự quay lưng của hàng loạt đối tác, bao gồm cả gã sản xuất chip khổng lồ Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC).

TSMC đã công bố vế kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn trị giá 12 tỷ USD tại Mỹ mới đây. Đây được coi là một chiến thắng lớn cho những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm gia tăng sản xuất hàng hóa quan trọng trong nước, với mục đích giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho rằng khoản đầu tư của TSMC là một dấu hiệu cho thấy tác động từ chính sách của Tổng thống Donald Trump đã dẫn đến sự phục hưng trong sản xuất của Mỹ và biến Mỹ thành nơi đầu tư hấp dẫn nhất trên thế giới.

Thông báo của nhà sản xuất chip có trụ sở tại Đài Loan được đưa ra ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DoC) thắt chặt kiểm soát xuất khẩu để lấp đầy khoảng trống trong các lệnh trừng phạt trước đây đối với quyền tiếp cận của Huawei vào các công nghệ quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của TSMC vì khoảng 13% doanh thu của công ty này đến từ nhà sản xuất thiết bị Huawei, các nhà phân tích ước tính.

Chủ tịch TSMC, Mark Liu, chia sẻ tại hội nghị các nhà đầu tư hồi giữa tháng 5 cho Nikkei biết: “Chúng tôi đang tuân thủ theo quy định mới của Mỹ. Chúng tôi không nhận đơn hàng mới từ Huawei từ ngày 15/5. Mặc dù quy định mới chỉ vừa hoàn thành xong giai đoạn góp ý công khai, Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ không thay đổi phán quyết cuối cùng. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ không còn bán hàng cho Huawei kể từ sau thời điểm ngày 14/9.”

Với quy định kiểm soát xuất khẩu thắt chặt của Mỹ, các công ty chip không thuộc Mỹ cũng phải nộp hồ sơ xin cấp phép để sử dụng công nghệ và công cụ từ Mỹ khi cung ứng sản phẩm cho Huawei.

Giới hạn mới trong quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đã trói chặt Huawei, khi hầu hết các nhà sản xuất chip trên thế giới đều đang sử dụng trang thiết bị hoặc phần mềm của Mỹ.

Ngừng hợp tác giữa Huawei và TSMC dẫn tới việc Huawei không còn nguồn hàng để thực hiện những dự án lớn của họ ở các thị trường chiến lược như Anh.

Đúng như cách nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đầu năm nay tuyên bố, năm 2020 thực sự là một năm sống còn của gã khổng lồ Trung Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *